Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

SỰ TƯƠNG ĐỐI CỦA THỜI GIAN (The Relativity of Time)

 Henry Van Dyke (1852-1933), thi sĩ người Mỹ nổi tiếng, có 1 câu so sánh ẩn dụ rất thú vị:

"Thời gian trôi quá chậm đối với ai đang chờ đợi, trôi nhanh đối với ai sợ hãi, quá dài đối với ai phiền não, quá ngắn đối với ai hân hoan, nhưng đối với kẻ đang yêu, thời gian là vĩnh cửu!".

Có vẻ như thời gian dài ngắn – nhanh chậm cũng được đo bằng tâm trạng – tình cảnh của 1 người nhỉ?

Ai rồi cũng có lúc chờ đợi, đôi khi sợ hãi, nhiều bận phiền não, lắm lần hân hoan, yêu đi rồi yêu lại … thôi thì hãy quý trọng và vui với thời gian đang có vì nó có hạn!

Sức khỏe, Hạnh phúc và Thời gian là 3 thứ mà người ta thường chỉ nhận ra giá trị của nó khi đã bị mất đi!  Thiệt nực cười!


Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

nói HAY giữ im lặng?

 




QUYỀN LỰC - BÀI HỌC CHO LÃNH ĐẠO

 






SAI LẦM LÀ CÁI MÀ AI CŨNG CÓ – BÀI HỌC TỪ SAI LẦM (LEARNING FROM MISTAKES)

 Henry Ford (1863-1947), tỷ phú Mỹ - là người giàu nhất thế giới trong thời đại của ông, là người sáng lập hãng xe hơi Ford, là cha đẻ của công nghệ “dây chuyền lắp ráp” giúp tăng năng suất được sử dụng phổ biến đến ngày nay trong mọi lĩnh vực sản xuất. Ông để lại “Chủ nghĩa Ford” rất nổi tiếng trong ngành Khoa học kinh tế và xã hội. Ông đã từng nói 1 câu đại ý như sau: “ɴếᴜ ʙạɴ ᴋʜôɴɢ ʀúᴛ ʀᴀ ᴆượᴄ ʙàɪ ʜọᴄ ᴛừ ᴄáᴄ sᴀɪ ʟầᴍ ᴄủᴀ ᴍìɴʜ, ᴄó ɴɢʜĩᴀ ʟà ʙạɴ ᴆã ᴄó ᴛʜêᴍ 1 sᴀɪ ʟầᴍ ɴữᴀ!”

Người mà lặp đi lặp lại 1 sai lầm không rút ra được kinh nghiệm hoặc 1 bài học nào để khỏi tái phạm, thì người ta gọi là gì, chắc ai cũng biết rồi đó!

Lời khuyên của Henry Ford, thật ra đã được 1 người đưa ra trước đó hơn 𝟳𝟬𝟬 năm trước, đó là Thành Cát Tư Hãn!

Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan (1162 – 1227)) đại đế nước Mông Cổ lưu truyền như 1 dấu ấn quan trọng trong lịch sử thế giới.

Theo một số ước tính, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã giết hơn 40 triệu người tại các lãnh thổ mà họ xâm chiếm. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy 32 cuộc chiến tranh lớn với 65 trận đánh, chinh phục được 31 triệu km2 đất đai, nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong lịch sử từ xưa đến nay (nên nhớ, quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới hiện nay là Liên bang Nga, với 17 triệu km2). Đến nỗi, tục ngữ có câu: "Vó ngựa Mông Cổ đến đâu thì ở đó, cỏ không bao giờ mọc được nữa!"

Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời được 44 năm, Hốt Tất Liệt – cháu nội của Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm Trung Quốc lập nên Nhà Nguyên, kéo dài gần 100 năm.

Mông Nguyên đã có 3 lần đã đem gần 5 vạn quân mã “sang thăm” Việt Nam vào các năm 1258 – 1285 -  1287 nhưng được quân dân nước ta thời nhà Trần “tiếp đón 1 cách thông mình và khá nồng hậu”, phải chạy tóe khói cả người lẫn ngựa về lại sa mạc Gobi – Mông Cổ.

Hiện nay, bang giao giữa Việt Nam và Mông Cổ đang tốt đẹp 🙂 !

Câu chuyện mà Thành Cát Tư Hãn đã rút ra bài học như sau, trong cặp ngoặc bên dưới [[ … ]]

[[..

Thành cát Tư Hãn có một con chim ưng rất thông minh và trung thành, ông hết mực yêu quý nó. Một buổi sáng nọ, Ông có nhã hứng săn bắn. Ông mang theo con chim ưng vì nó bắt mồi nhanh và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, nó có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy.

Thế nhưng lùng sục đến trưa nhưng không săn được gì. Ông cảm thấy khát nước đến mức cổ họng như có lửa đốt. Tìm mãi mà chẳng thấy con suối ấy đâu, ông tiếp tục cho ngựa tiến về phía trước và nhìn thấy nước rỉ từ hai khe đá trên vách núi.

Thành Cát Tư Hãn xuống ngựa và lấy ra chiếc cốc bằng bạc mà lúc nào ông cũng mang theo bên mình.

Thật lâu nước mới chảy đầy cốc, khi ông đưa chiếc cốc lên định uống, con chim ưng bay lên và đưa móng vuốt giật chiếc cốc từ tay ông rồi ném nó xuống đất. Ông giận lắm, nhưng vì con chim ưng rất được ông yêu thích nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi đất, và lại hứng nước vào cốc. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa.

Ông không thể chấp nhận sự vô lễ như thế dù rất quý con chim. Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông.

Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim. Con chim ưng tội nghiệp rơi phịch xuống đất, nằm thoi thóp trên nền đất và một lúc sau thì chết ngay dưới chân chủ.

Nhà vua quay lại thì thấy chiếc cốc của mình đã rớt xuống giữa khe đá hẹp dưới sâu mà không thể nhặt nó lên được.

Ông tự nhủ

– Nhất định ta sẽ tìm được nước uống từ con suối này.

Với quyết tâm đó, ông lội ngược lên thượng nguồn. Cuộc hành trình khá vất vả, càng leo lên cao, cơn khát càng giày vò ông.

Ông kinh ngạc khi thấy ngay giữa vũng nước đầu nguồn chảy xuống khe đá đó là xác một con rắn độc nguy hiểm nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đã nhiễm độc rắn đó, chắc hẳn ông đã chết rồi.

Nhà vua đứng lặng người, quên cả cơn khát. Trong đầu ông hiện lên hình ảnh xác con chim ưng tội nghiệp đang nằm trên đất lạnh.

Ông bật khóc.

- Con vật đáng thương đã tìm mọi cách cứu sống ta. Vậy mà ta đã làm gì thế này ? Trời hỡi, làm sao để cứu con vật khốn khổ ấy sống lại bây giờ ? Ta biết lấy gì để đền đáp ơn cứu mạng của nó đây? Chính tay ta đã giết chết người bạn trung thành nhất của mình!

Thành Cát Tư Hãn trở lại khe đá, nhẹ nhàng đỡ xác con vật tội nghiệp lên tay và đặt nó vào túi săn. Sau đó, ông lên ngựa và phi thẳng 1 mạch về cung điện.

Ông ra lệnh làm một bức tượng con chim ưng bằng vàng ròng.

Trên một cánh chim, ông cho khắc dòng chữ :

"ᴛʜậᴍ ᴄʜí, ᴋʜɪ ᴍộᴛ ɴɢườɪ ʙạɴ ʟàᴍ ᴆɪềᴜ ɢì ᴆó ᴀɴʜ ᴋʜôɴɢ ᴛʜíᴄʜ, ɴɢườɪ ᴆó ᴠẫɴ ʟà ʙạɴ ᴄủᴀ ᴀɴʜ."

Trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ :

"ʙấᴛ ᴄứ ʜàɴʜ ᴆộɴɢ ɴàᴏ ᴆượᴄ ᴛʜựᴄ ʜɪệɴ ᴛʀᴏɴɢ sự ɢɪậɴ ᴅữ ᴆềᴜ ʟà ʜàɴʜ ᴆộɴɢ ᴆưᴀ ᴆếɴ sự ᴛʜấᴛ ʙạɪ ʜᴏặᴄ ʜốɪ ᴛɪếᴄ."

… ]]

Chia sẻ suy nghĩ đột phá cho vui tí, nếu con chim ưng đó mà biết nói thì nó chỉ cần la lên: “Nước có độc của con rắn, xin Ngài đừng uống!” thì đâu đến nỗi bị người chủ hết mực thương quý nó phải vung gươm ra tay giết hại?!

Với con người, thì ông trời cho khả năng có thể mô tả sự việc – cảm xúc - … bằng ngôn ngữ – tiếng nói, tuy nhiên, do không biết cách nói hay là nói không đúng thời điểm hoặc nói với không đúng người – đúng chỗ, nên có 1 số người cũng “chết oan uổng”!

Huế, 17/06/2021

---
P.s: Mời bạn xem clip câu chuyện trên theo link bên dưới:
https://youtu.be/2AVkybFH_sI