Tháp nhu cầu Maslow nổi tiếng đến nỗi gõ vào thanh tìm kiếm của Google sẽ cho ra hơn 10 triệu kết quả.
Mark Zuckerberg, ông chủ và là người phát minh ra Facebook (với gần 2 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới) càng nổi tiếng hơn nữa, với hơn 32 triệu kết quả khi tìm kiếm trên Google.
Mark Zuckerberg, ông chủ và là người phát minh ra Facebook (với gần 2 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới) càng nổi tiếng hơn nữa, với hơn 32 triệu kết quả khi tìm kiếm trên Google.
Trước hết nói về Abraham Harold Maslow, nhà tâm lý học, cha đẻ học thuyết – tháp nhu cầu Maslow.
Cha mẹ ông là người Do Thái sống tại Nga sau đó di cư đến Mỹ. Do là người nhập cư, bị kỳ thị và xa lánh, nên ông chỉ còn cách vùi đầu vào thế giới sách vở và nội tâm trong một thời gian dài, từ thơ ấu đến lúc trưởng thành. Có lẽ nhờ thế mà ông có nội lực mạnh mẽ về tư duy độc lập và hiểu biết sâu sắc về bản chất con người.
Ông tốt nghiệp đại học Luật tại New York sau đó học tiếp Khoa tâm lý và hoàn thành luận án tiến sĩ năm 1934 tại Đại học Wisconsin, Mỹ. Giảng dạy tại Đại học Brooklyn.
Tháp nhu cầu của Maslow được đưa ra vào năm 1943 trong bài viết “A Theory of Human Motivation- Lý thuyết động viên con người” và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing. Hiện nay, hầu hết các trường đại học quản trị kinh doanh-kinh tế-sư phạm-tâm lý … và các tổ chức huấn luyện kỹ năng mềm đều đưa vào giảng dạy.
Trong lý thuyết này, ông chia nhu cầu của con người theo cấu trúc của tháp có 5 tầng, được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp:
1) Tầng nhu cầu sinh lý.
2) Tầng nhu cầu an toàn.
3) Tầng nhu cầu xã hội.
4) Tầng nhu cầu được tôn trọng.
5) Tầng nhu cầu tự thể hiện.
Theo Maslow: “Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ”.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, nhận định đó chưa hẳn là đúng. Nhiều người nghèo khổ, cuộc sống chưa được ổn định, đầy đủ … nhưng lại có nhu cầu giao lưu xã hội, mong muốn được kết bạn, bày tỏ, chia sẻ, thể hiện… đặc biệt trong môi trường Internet và smartphone phát triển như hiện nay (75% dân số VN ~ gần 70 triệu người sử dụng Internet, 64 triệu tài khoản Facebook, thống kê từ VTV, 07/2017).
Maslow đã từng ước tính, chỉ có 1% con người đạt được đến tầng thứ 5, “Tự thể hiện” - Cảnh giới giác ngộ.
Với nhận định này, một học giả người Ireland, Gareth Costello, chuyên nghiên cứu các học thuyết của Maslow, chia sẻ một cách hài hước, “Nếu chọn lựa giữa được thông thái - được giác ngộ và con cái của mình, tôi sẽ chọn được sống với con cái của mình.”
Cha mẹ ông là người Do Thái sống tại Nga sau đó di cư đến Mỹ. Do là người nhập cư, bị kỳ thị và xa lánh, nên ông chỉ còn cách vùi đầu vào thế giới sách vở và nội tâm trong một thời gian dài, từ thơ ấu đến lúc trưởng thành. Có lẽ nhờ thế mà ông có nội lực mạnh mẽ về tư duy độc lập và hiểu biết sâu sắc về bản chất con người.
Ông tốt nghiệp đại học Luật tại New York sau đó học tiếp Khoa tâm lý và hoàn thành luận án tiến sĩ năm 1934 tại Đại học Wisconsin, Mỹ. Giảng dạy tại Đại học Brooklyn.
Tháp nhu cầu của Maslow được đưa ra vào năm 1943 trong bài viết “A Theory of Human Motivation- Lý thuyết động viên con người” và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing. Hiện nay, hầu hết các trường đại học quản trị kinh doanh-kinh tế-sư phạm-tâm lý … và các tổ chức huấn luyện kỹ năng mềm đều đưa vào giảng dạy.
Trong lý thuyết này, ông chia nhu cầu của con người theo cấu trúc của tháp có 5 tầng, được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp:
1) Tầng nhu cầu sinh lý.
2) Tầng nhu cầu an toàn.
3) Tầng nhu cầu xã hội.
4) Tầng nhu cầu được tôn trọng.
5) Tầng nhu cầu tự thể hiện.
Theo Maslow: “Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ”.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, nhận định đó chưa hẳn là đúng. Nhiều người nghèo khổ, cuộc sống chưa được ổn định, đầy đủ … nhưng lại có nhu cầu giao lưu xã hội, mong muốn được kết bạn, bày tỏ, chia sẻ, thể hiện… đặc biệt trong môi trường Internet và smartphone phát triển như hiện nay (75% dân số VN ~ gần 70 triệu người sử dụng Internet, 64 triệu tài khoản Facebook, thống kê từ VTV, 07/2017).
Maslow đã từng ước tính, chỉ có 1% con người đạt được đến tầng thứ 5, “Tự thể hiện” - Cảnh giới giác ngộ.
Với nhận định này, một học giả người Ireland, Gareth Costello, chuyên nghiên cứu các học thuyết của Maslow, chia sẻ một cách hài hước, “Nếu chọn lựa giữa được thông thái - được giác ngộ và con cái của mình, tôi sẽ chọn được sống với con cái của mình.”
Thứ hai nói về Mark Zuckerberg và Faccebook.
Mark Zuckerberg cũng là một người Mỹ gốc Do Thái, sinh 14/05/1984 tại New York, Mỹ. Biết lập trình máy tính từ năm lớp 6, sau đó học IT (ngành công nghệ thông tin) tại Đại học Harvard lừng danh của Mỹ năm 2003 và bỏ học sau đó 2 năm, để chuyên tâm vào thành lập trang mạng xã hội Facebook cùng với vài người bạn học. Kể từ năm 2010, Zuckerberg được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của Năm cũng như lọt vào danh sách người giàu có và gây ảnh hưởng nhất thế giới. Tài sản tính đến 05/2016 là 51,8 tỷ đô la Mỹ, top 10 người giàu có nhất thế giới.
Năm 2012, Zuckerberg thành hôn với Priscilla Chan, là con một người Việt gốc Hoa tị nạn đến Mỹ trong thập niên 1970, đã từng cùng học với Zuckerberg và nay có bằng bác sĩ y khoa.
Theo tôi nghĩ, Mark Zuckerberg đã biết khai thác - sử dụng kiến thức công nghệ thông tin (Information Technology-IT) + môn học thống kê + kết hợp với hiểu biết về tâm lý con người thông qua tháp nhu cầu Maslow, đẻ ra ứng dụng trên Internet – trang mạng xã hội Facebook để cho chúng ta sử dụng ngày nay.
Facebook đã giúp kết nối gần 2 tỷ người trên thế giới, giúp con người ta thỏa mãn nhu cầu tầng thứ 3 của tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu xã hội: chia sẻ thông tin – giao lưu – kết bạn – tâm sự - thể hiện và hằng trăm thứ khác. Sau đó, 1 ít người tiến đến các tầng cao hơn!
Có vài câu nói vui “Tôi tắt Facebook, tôi đóng laptop (tắt máy tính), tôi leo lên giường, tôi mở smartphone, và sau đó, lướt Facebook!” – Exit Facebook, close Laptop, get into Bed, unlock Smartphone, check Facebook!
Hoặc “Don’t facebook your problems. Face them!” (Đừng đưa lên Facebook những vấn đề - phiền toái – giận dữ - bực mình… của bạn. Hãy đối mặt với chúng để giải quyết!)
Mark Zuckerberg cũng là một người Mỹ gốc Do Thái, sinh 14/05/1984 tại New York, Mỹ. Biết lập trình máy tính từ năm lớp 6, sau đó học IT (ngành công nghệ thông tin) tại Đại học Harvard lừng danh của Mỹ năm 2003 và bỏ học sau đó 2 năm, để chuyên tâm vào thành lập trang mạng xã hội Facebook cùng với vài người bạn học. Kể từ năm 2010, Zuckerberg được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của Năm cũng như lọt vào danh sách người giàu có và gây ảnh hưởng nhất thế giới. Tài sản tính đến 05/2016 là 51,8 tỷ đô la Mỹ, top 10 người giàu có nhất thế giới.
Năm 2012, Zuckerberg thành hôn với Priscilla Chan, là con một người Việt gốc Hoa tị nạn đến Mỹ trong thập niên 1970, đã từng cùng học với Zuckerberg và nay có bằng bác sĩ y khoa.
Theo tôi nghĩ, Mark Zuckerberg đã biết khai thác - sử dụng kiến thức công nghệ thông tin (Information Technology-IT) + môn học thống kê + kết hợp với hiểu biết về tâm lý con người thông qua tháp nhu cầu Maslow, đẻ ra ứng dụng trên Internet – trang mạng xã hội Facebook để cho chúng ta sử dụng ngày nay.
Facebook đã giúp kết nối gần 2 tỷ người trên thế giới, giúp con người ta thỏa mãn nhu cầu tầng thứ 3 của tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu xã hội: chia sẻ thông tin – giao lưu – kết bạn – tâm sự - thể hiện và hằng trăm thứ khác. Sau đó, 1 ít người tiến đến các tầng cao hơn!
Có vài câu nói vui “Tôi tắt Facebook, tôi đóng laptop (tắt máy tính), tôi leo lên giường, tôi mở smartphone, và sau đó, lướt Facebook!” – Exit Facebook, close Laptop, get into Bed, unlock Smartphone, check Facebook!
Hoặc “Don’t facebook your problems. Face them!” (Đừng đưa lên Facebook những vấn đề - phiền toái – giận dữ - bực mình… của bạn. Hãy đối mặt với chúng để giải quyết!)
Huế, 09/09/2017. Viết tản mạn vài dòng. Chơi với nó, tìm hiểu nó chút ít!
(một vài thông tin lấy từ wikipedia.org)
(một vài thông tin lấy từ wikipedia.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét