Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Nắm và Thả (The art of Zen: Keep and Drop)




Định tâm trí!

Cuộc sống luôn biến động như vốn dĩ nó đã thế từ hàng ngàn năm qua, đôi khi nhiều thứ vớ vẩn nảy sinh gặm nhấm hạnh phúc, bình an của chúng ta.

Hãy “Định tâm trí!” để có bình an cho mỗi ngày!



Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

On the race to the cemetery, no one wants to come first!

 

Funny quote for a nice day!

 

Poet: Realm of time!

 

Have a nice day! Every new day is a good day!

 

Every new day is a good day!

"Save the best for last" or vice versa? “Giữ lại điều tốt đẹp nhất đến phút cuối” hay ngược lại?

 “Giữ lại điều tốt đẹp nhất đến phút cuối” hay ngược lại?

-------------------------------------------------------------------------
Khi được hỏi tại sao phải đến những ngày tháng cuối của nhiệm kỳ thứ hai Tổng thống, ông mới đến Việt Nam (05/2016), ông Barack Obama đã khéo léo nói rằng: “Lẽ ra tôi nên đến Việt Nam sớm hơn. Người Mỹ chúng tôi có câu ‘Save the best for last’ (Tạm dịch là “Giữ lại điều tốt đẹp nhất đến phút cuối”). Việt Nam là một đất nước tươi đẹp. Rất tiếc là lịch trình của tôi quá bận rộn, vì thế, tôi hy vọng khi về hưu có thể cùng gia đình đến Việt Nam để tìm hiểu thêm về con người, về ẩm thực nơi đây”.
Tổng thống Mỹ – Barack Obama từng là Luật sư, giảng viên khoa Luật Đại học Chicago, diễn giả nổi tiếng, … nên rất giỏi biện minh – lý luận, nói sao nghe cũng có vẻ có lý!
Gần đây, xem tivi trên kênh nào – phim nào không nhớ, tình cờ nghe được 1 câu thấy hay – sâu sắc nên ghi lại “Đừng bao giờ để dành thứ tốt nhất cho lúc sau cùng”.
Nhân những ngày cách ly xã hội ở yên trong nhà cùng 4 tỷ người khác trên thế giới vì 1 con virus nhỏ bé chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi nhưng lại làm cả thế giới chao đảo cả người lẫn của, đến nỗi chủ tịch Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) thốt lên “Covid-19 đã phá vỡ trật tự kinh tế và xã hội của chúng ta với tốc độ nhanh như chớp và ở quy mô mà chúng ta chưa từng thấy trong lịch sử. Cả thế giới đang phải trải qua 1 thời kỳ tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2!”, mà ngồi suy ngẫm có nên “Dành thứ tốt nhất đến phút cuối” hay là “Đừng bao giờ để dành thứ tốt nhất cho lúc sau cùng”?
Từ câu hỏi này, lang thang trên Internet, đọc được 2 mẩu chuyện sau:
“Vợ của người bạn qua đời, khi thu dọn những di vật mà vợ để lại, anh ấy nhìn thấy một chiếc khăn choàng lụa còn nguyên chưa tháo nhãn mác. Bởi vì chiếc khăn này rất đẹp, rất đắt tiền nên vợ anh cứ mãi không nỡ dùng, cứ muốn đợi đến dịp đặc biệt.
Kết quả là cho đến ngày ra đi về nơi suối vàng rồi cũng chưa quàng được chiếc khăn đẹp!
Tác giả mẩu chuyện kết luận: Đừng để dành những gì tốt đẹp vào dịp đặc biệt rồi mới lấy ra dùng, mỗi ngày đang sống đều là ngày đặc biệt rồi!
Cũng giống như người vợ kia – chiếc khăn đẹp cứ mãi tiếc không choàng, chúng ta cũng luôn cất giữ những điều tốt đẹp để dành đến sau cùng, kết quả đôi khi chỉ mang lại sự hối tiếc.”
Mẩu chuyện thứ 2 rất ngắn dưới đây là tình cảnh hầu như ai cũng từng trải qua.
“Khi còn nhỏ, con muốn chơi đùa với bạn mà bạn mãi bận rộn, đến lúc có thời gian thì con đã lớn rồi, cũng chẳng còn muốn chơi cùng bạn nữa.
Con trẻ muốn đi thả diều, đến khi bạn có thời gian thì con đã không còn thích diều nữa.”
Biết lo lắng chuẩn bị cho tương lai là cần thiết, nhưng hiện tại chính là cái quý nhất, cần trân trọng, và nếu có gì tốt nhất có thể làm, thì làm ngay, đừng để vào lúc cuối, vì e rằng không còn cơ hội thực hiện.
Nên nhớ, người đã chết không bao giờ sống lại; thời gian đã qua chẳng thể quay về!
Đôi dòng chia sẻ.
----------------------------------------------------------
Huế, yên lặng giữa vườn chiều, 14/04/2020

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Quotes for new year 2020



Đa thư loạn tâm – Đa “tin” loạn trí!
Người xưa có nói: “Đa thư loạn tâm!”, nghĩa là đọc sách nhiều mà không vận dụng được vào cuộc sống, không “chiết xuất”, không viết ra được cái gì, thì tâm dễ bị loạn (tâm thần).
Người nay bồi thêm: “Đa “tin” loạn trí!”, nghĩa là tiếp nhận quá nhiều thông tin về 1 việc gì (mà không đủ nội lực phán xét đúng–sai, thật–giả, phải–trái, …) thì có nhiều khả năng nhiễu loạn trí não (thần kinh).
Mỗi ngày, có thêm hàng tỷ tin, bài, ảnh, clip, … đăng trên các kênh facebook, twitter, youtube, zalo, báo điện tử, … Chỉ riêng tiếng Việt, phải đến cả trăm triệu. Nhảy xuống vực thẳm thông tin ấy, e khó tìm thấy đường ra!
Theo báo cáo của Viện Sức khỏe tâm thần (08:00:00 21/09/2018), có khoảng 30% dân số Việt Nam (tương đương 30 triệu người) đang mắc các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần. Thêm nữa, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu thần kinh (EEDRN, Ấn Độ), cho biết “Lạm dụng Internet có khả năng gây nghiện, rối loạn thần kinh”. Đây là số liệu mà mỗi người chúng ta cần quan tâm để khỏi phải gia nhập lực lượng 30% ấy hoặc gia nhập càng muộn càng tốt (J)!
Kết quả 1 nghiên cứu nghiêm túc đăng trên tạp chí The Guardian (Anh): “…đọc tin tức nhiều có hại cho trí não, tốn thời gian, gây thêm ức chế!”.  
Sách – tin tức trên các kênh thông tin, cũng như thuốc bổ, nạp vào quá nhiều và không đúng cách, dễ trở thành thuốc độc!
Thời gian của đời người là có hạn, có lẽ một phút dừng lại để “ngắm nghía” mình đã sử dụng thời gian như thế nào và tận dụng khoảng thời gian còn lại sao cho giá trị, thiết nghĩ là điều có ích!
Miyamoto Musashi, một kiếm khách bất khả chiến bại kiêm triết gia của Nhật bản thế kỷ 16, đã hóa nhập thiền đạo và kiếm đạo chỉ trong 3 chữ “Định tâm trí!” nghĩa là giữ tâm trí không xao động trong mọi tình huống, trích từ cuốn “Ngũ Luân thư” mà Musashi đúc kết cuối đời sau khi ở ẩn, cuốn sách được tạp chí Time của Mỹ đánh giá “Khi Musashi lên tiếng, cả phố Wall im lặng lắng nghe”. Triết lý của Miyamoto Musashi còn được vận dụng vào thị trường chứng khoán phố Wall, giảng dạy trong giảng đường đại học Harvard, …
Tương tự, lính đặc nhiệm SEAL của Mỹ, đội biệt kích được xem là tinh nhuệ nhất thế giới, thường xuyên chiến đấu trong môi trường–hoàn cảnh khắc nghiệt, có phương châm hoạt động rất đáng học hỏi: “Luôn giữ bình tĩnh trong hỗn loạn!”
Cuộc sống, có khi như một cuộc chiến!
---
Huế, chiều tà, 12/02/2020